Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai? Sự tích Mẫu Liễu Hạnh

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai?

Theo tài liệu ghi lại rằng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong ba vị Tam Tòa Thánh Mẫu. Là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng Đế, do một lần lỡ phạm sai lầm nên bị giáng xuống làm người phàm vào những năm đời nhà Lê.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam, được người dân kính trọng và tôn thờ từ rất lâu trước kia. Ngoài tên Thánh Mẫu Liễu Hạnh ra, người còn được biết đến với tên khác như Mẫu Đệ Nhị Tiên, Thiên Tiên Thánh Mẫu, Mã Hoàng Bồ Tát… Là một trong Tứ Bất Tử cùng với Sơn Tinh, Chử Đồng Tử và Thánh Gióng.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Sự tích thánh mẫu liễu hạnh ba lần giáng thế

Theo sự tích thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh thường hay giáng thế cứu giúp nhân dân, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, giao thương buôn bán… Dân gian thường lưu truyền lại những lần giáng thế đó của bà, trong đó có ba lần cụ thể như sau:

Lần thứ nhất: Sự tích kể lại rằng, lần thứ nhất Thánh Mẫu Liễu Hạnh đầu thai xuống làm con của một cặp vợ chồng đã có tuổi ở Nam Định, là những người hiền lành thân thiện nhưng đã quá 40 vẫn chưa có nổi một mụn con. Tới một ngày rằm tháng hai, đôi vợ chồng được Ngọc Hoàng báo mộng rằng có con gái thứ của mình tới đầu thai làm con trong nhà của họ.

Ngay sau đó bà vợ đã mang thai và sinh được một cô con gái được đặt tên là Phạm Tiên Nga vào ngày 6 tháng 3 năm Quý Sửu. Hiện thân của Thánh Mẫu rất yêu thương cha mẹ, đã nhiều lần từ chối chuyện hôn nhân của bản thân mình chỉ vì muốn chăm sóc cha mẹ già. Sau khi cha mẹ qua đời, hoàn thành trách nhiệm và bổn phận người con của mình. Nàng Tiên Nga đã đi khắp nơi để hỗ trợ, cứu giúp dân lành. Tới cuối cùng bà mất vào năm 1473 dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Lần thứ hai: Lần thứ hai Thánh Mẫu chuyển thế làm con gái của nhà một người họ Lê người Nam Định và được đặt tên là Lê Giáng Tiên.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh bén duyên và lấy tiên sinh Trần Đào Lang và sinh hạ được 2 người con, một trái một gái tên là Nhân và Hòa. Tới năm Đinh Sửu 1577 khi bà được 21 tuổi thì bỗng dưng qua đời dù không đau ốm hay bệnh tật gì.

Lần thứ ba: Dân gian tin rằng do hai lần giáng thế trước của bà chưa trọn vẹn và vẫn còn lưu luyến nghĩa tình nên vào năm Canh Dần 1650 tại làng Tây Mỗ, Thanh Hóa bà đã hạ thế lần thứ ba bà ngày 10 tháng 10. Sau đó bà đã kết duyên với tiên sinh Mai Thanh Lâm (là chuyển kiếp của tiên sinh Trần Đào Lang).

Thời bấy giờ nhân gian loạn lạc, chúa Trịnh Nguyễn tranh giành, đời sống nhân dân lầm than cực khổ nên Thánh Mẫu Liễu Hạnh lại ra sức tương trợ, cứu độ dân lành và trừng trị kẻ xấu. Nên sau đó bà đã được lập đền thờ riêng tại vùng đất này.

Đền thờ mẫu liễu hạnh ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều những di tích, đền phủ thờ công chúa Liễu Hạnh phải kể đến như: Phủ Dầy Nam Định, Bắc Lệ Lạng Sơn, đền Sòng Thanh Hóa, Quảng Bình, Huế… với trên tổng 20 di tích thờ Thánh Mẫu trong đó Phủ Dầy là nơi có lễ hội lớn và quy mô nhất.

Hằng năm vào độ tháng 3 âm lịch là các đền thờ, di tích trên lại mở cửa tổ chức những lễ hội đón du khách, con nhàng đệ tử từ khắp nơi trên cả nước trở về dâng hương tưởng nhớ và thỉnh Thánh Mẫu phù hộ nhiều điều may mắn, bình an tốt đẹp.

Tại Hà Nội đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh được đặt tại Phủ Tây Hồ, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ. Tại đây thường mở cửa và tổ chức lễ hội vào ngày 3 tháng 3 và ngày 13 tháng 8 âm lịch hằng năm.

thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại phủ Tây Hồ

Cầu gì khi cúng mẫu liễu hạnh?

Khi đi lễ Thánh Mẫu Liệu Hạnh người ta thường cầu cho gia quyến gặp được nhiều bình an, nhận được nhiều tài lộc hưng vượng và công việc gặp được nhiều điều may mắn, vạn sự cát tường.

Lễ vật khi cúng thánh mẫu liễu hạnh

Khi dâng lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, có thể đặt lễ mặn hoặc chay tùy tâm, trong đó:

  • Lễ chay thường có: nhang, hoa quả, xôi chè, phẩm oản
  • Lễ mặn thường có: gà, giò, rượu, trầu cau…

Tùy vào điều kiện cũng như kinh tế mỗi người mà có thể chuẩn bị những lễ vật khác nhau.

Hát khấn Mẫu Liễu Hạnh

Hương tử chúng con kính lạy:

Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hoà Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”!

Mẫu Đệ nhất thiên tiên!

Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!

Mẫu Đệ tam thuỷ cung!

Hương tử con là ……

Ngụ tại ……

Hôm nay là ngày …….

Tại: …..

Thành kính dâng lễ vật ……

Cung thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng,

Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị quan Hoàng,

Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan,

Thanh Bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng:

Gia quyến bình an, tài lộc hưng vượng, vạn sự cát tường …

Chúng con xin thành tâm kính lễ, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Bà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Oantailoc.com chuyên cung cấp sỉ lẻ các loại Oản Tài Lộc, Oản Thờ, Oản Dâng Lễ, Oản Tết… đẹp theo nhu cầu của quý khách tại Hà Nội và các tỉnh lân cận giá cả hợp lý.